Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Kinh nghiệm câu cá chép cụ mới nhất

Kinh nghiệm câu cá chép cụ mới nhất

  • bởi

Cá chép cụ là một trong loài cá khó câu đòi hỏi bạn cần phải có kinh nghiệm và những hiểu biết về cá chép cụ. Để câu được cá chép cụ điều đầu tiên bạn cần phải quan tâm đó là tập tính của cá chép cụ, chúng ăn mồi như nào, thích loại mồi gì, và sợ những điều gì. Như vậy thì bạn mới có được những giải pháp hay để câu được cá chép cụ. Sau đây, Mồi câu cá chép xin tổng hợp những kinh nghiệm câu cá chép cụ từ các cần thủ chuyên nghiệp. Hy vọng sẽ giúp các cần thủ câu được thật nhiều cá chép cụ.

1. Kinh nghiệm câu cá chép cụ theo môi trường sống

Cá chép cụ sẽ không ăn mồi trong các môi trường sau:

  • Các vùng nước bị ô nhiễm, có nhiều vi khuẩn và các loại rác bẩn đặc biệt là các vùng nước có nhiều mùi hôi và có các loại tạp chất gây độc như thuốc sâu thì cá chép cụ sẽ không ăn mồi tại đây.
  • Nước có màu đục, bẩn, hay màu đỏ của phù sa cũng khiến cho cá chép cụ khó nhìn thấy mồi thì cũng khiến cho cá chép cụ không sinh sống hay kiếm ăn ở đó.
  • Nước quá trong, bạn đứng trên bờ cũng có thể nhìn xuống tận đáy thì cũng làm cho cá chép cụ sợ và cảnh giác.
  • Trong hồ hay tại những nơi có nhiều cá dọn bể, cá ngạch thì sẽ không có cá chép cụ, cá chép cụ kị những loại này.
  • Tại những nơi có gió to, sóng to, gió tây nam hoặc gió tây thổi mạnh thì cá chép cụ sẽ ẩn mình và không ăn mồi. Lúc im sóng và gió thì cá chép cụ sẽ chỉ ăn mồi nhẹ và rất rụt rè, gió nhẹ sẽ làm cho các chép cụ ăn mồi và hoạt động mạnh.
  • Gió quá to, sóng quá lớn, gió tây nam hoặc gió Tây thổi mạnh, chép ẩn ko ăn nữa. Lúc im sóng, gió, hay chỉ gió nhè nhẹ, chép sẽ hoạt động mạnh, kéo phao dứt khoát.

2. Đặc tính ăn mồi của cá chép cụ

  • Cá chép chỉ ăn mồi ở mực nước từ 2 – 3,5m sâu quá thì cá chép cụ cũng không ăn hoặc nông quá thì cá chép không ăn mồi do vậy bạn cần chú ý điều này để chỉnh phao cho hợp lý.
  • Cá chép cụ thường ăn mồi cách bờ từ 8 – 25m không như những loài cá khác thích ăn nông và gần bờ. Đặc biệt là những nơi có gậc sâu giống như kiểu cầu thang sẽ có rất nhiều cá chép cụ.
  • Cá chép cụ hoạt động về đêm, sáng sớm thì lạnh cá chép cụ sẽ không đi ăn. Buổi trưa thì chúng sẽ rúc vào các hang đá, hay các hốc, cành cây để nghỉ ngơi và tiêu hóa thức ăn.
  • Cá chép cụ rất rụt rè do vậy khi đi câu bạn cần phải yên tĩnh. Tránh nói chuyện, cười đùa hay có nhưng âm thanh lạ như tiếng nhạc, tiếng chuông điện thoại thì cá chép cụ sẽ giật mình và rất cảnh giác với tiếng lạ do vậy bạn cần phải yên tĩnh tạo không gian tự nhiên nhất.

3. Lưu ý đặc biệt cần phải biết khi đi câu cá chép cụ

Cá chép cụ là loại cá ưa sạch, không ở những nơi bẩn và ô nhiễm. Những nơi có màu nước xanh sâm sẫm như màu tảo thì đây là dấu hiệu để nhận biết có cá chép cụ. Và những nơi có có sủi tăm nhỏ lên nhiều là nơi gần ổ của chúng. Bạn nên thả cần để câu gần chỗ đó, sau 2-3 giờ ngồi câu, chép cụ cũng sẽ ăn vào lúc này, hoặc trước ngày bão to. Mưa lớn đổ bộ về 1 hôm chúng cũng sẽ ăn mồi manh để dự trữ thức ăn tránh bão. Sau khi bão tan 5-10 tiếng chúng cũng ăn mạnh, vì chúng núp tránh bão ko ăn nên rất đói, luc này thực là dễ bắt, vì chúng ham mồi và mất cảnh giác hơn thường ngày. Cá chép sau khi đẻ trứng 3-5 ngày cũng dễ câu vì chúng đói, mệt, nên cần bổ sung các vitamin..

Thứ nhất: cá chép là loại cá rất thông minh và không, thường trú ở nhưng nơi tĩnh, những nơi động rất khó câu đc nó.
Thứ 2 đặc tính mồi: Chép thích mồi thơm của các loại hoa quả, các loại ngũ cốc rang, các loại nhuyễn thể như ốc,trai trai, trùng trục.,… và mùi tanh, nồng của ớt khô.
Thứ 3: Tùy vào thời tiết mà câu được cá chép, kinh nghiệm của tôi 75% đi câu cá phụ thuộc vào thời tiết và con nước, 20% còn lại có cá hay không và tốc độ của đội EVN như thế nào, 5% mới phụ thuộc vào mồi câu.
Thứ 4: Cách kết hợp mồi câu chép là một phần rất quan trọng, nếu các cụ đã từng thử rất nhiều mồi thơm rồi mà không thành công thì các cụ phải xem lại cách kết hợp mồi và địa điểm đánh cá nó có tụ hay không. Tùy vào địa hình ở hồ, ở sông, mùa nước đục hay nước trong mà ta biết chọn mồi caau và cách kết hợp mồi,

Nếu nước đục ở thì các cụ chỉ cần một vị thơm có tình dầu như vừng là đủ, hoặc câu LX kèm theo giun mắc vào 1 lưỡi Lăng xê. nếu nước sông hơi trong thì các cụ cần kết hợp ngũ cốc rang thơm như ngô rang, lạc rang, công 1 ít D1, 1 củ khoai là cũng đã lên hàng rồi, chứ không cần thiết phải kết hợp quá nhiều vị.

Đối với những vũng sông có nhiều lồng bè nuôi cá thì các cụ cứ cám cá công nghiệp trộn với 1 ít ngũ cốc rang thơm với 1 của khoai là chơi, bởi vì đặc tính cá cùng đó nó ăn cám công nghiệp rơi vãi quen rồi.

Đối với cá Hồ tự nhiên các cụ cũng kết hợp như trên và cho thêm 1 nhánh hoa hồi rang thơm tán nhỏ, cho thêm 1 ít ớt bột rang mỡ nữa là đánh ok, nếu có thể các cụ đập 1 ít ốc rồi lấy nước trộn là tha hồ đánh rồi.
P/s: Các bác đừng có kết hợp quá nhiều vị làm gì vừa tốn kém vừa phản tác dụng của các vị thơm. Đấy là kinh nghiệm của em! các bác nào đánh LX xem áp dụng được thì áp dụng nhé

Mùa câu chép lý tưởng từ tháng 10 đến tháng 4 nhé  các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *